Từ bi - giá trị nhân bản của đạo Phật
Nhắc
đến đạo Phật người ta thường sẽ nghĩ ngay đến đức tính từ bi. Đạo Phật và 2 chữ
từ bi như hình với bóng, trở thành sự mặc định vốn có trong tư tưởng của mỗi
chúng ta. Từ bi là một cách sống đẹp, cao thượng và luôn được tôn kính. Vậy 2
chữ Từ Bi trong đạo Phật có ý nghĩa tuyệt vời như thế nào?
Từ
Bi nằm trong Tứ Vô Lượng Tâm, đó là: Từ vô lượng tâm, bi vô lượng tâm, hỷ vô lượng
tâm, xả vô lượng tâm. Đó là đức hạnh của những bậc Thánh nhân mà chúng ta phải
noi theo.
Từ là gì?
Từ là mang lại niềm vui, sự an lạc. Nếu chúng ta sống mà
không mang lại sự an lạc cho người xung quanh thì chúng ta chưa đạt được tâm từ.
Tâm từ không dừng lại ở đó mà còn trải rộng theo tinh thần “vô duyên đại từ”,
nghĩa là chúng ta mang đến niềm vui không chỉ cho những người yêu thương ta, những
người thuận duyên mà phải đem niềm vui cho những kẻ ghét ta, nghịch duyên với
ta.
Bi là gì?
Bi là diệt trừ khổ não. Nghĩa là có thể giúp mọi người
thoát khỏi sự phiền não trong cuộc sống. Sâu hơn nữa đó là “ đồng thể đại bi ”,
nghĩa là xem nỗi khổ của chúng sanh như nỗi khổ của mình. Lòng đại bi tựa như
câu tục ngữ Việt Nam “ Thương người như thể thương thân”, “ Một con ngựa đau cả
tàu bỏ cỏ”. Cũng như đại từ, chúng ta phải mở rộng lòng đại bi đến cho mọi người
và mọi loài, bất kể đó là loại hữu duyên hay vô duyên. Đó
mới đúng theo tinh thần của Phật giáo.
Như vậy, từ bi có theo đạo Phật là luôn ban vui cứu khổ cho
mọi người xuất phát sự bao dung, rộng lượng, không toan tính và không phân
biệt.
Từ Bi không chỉ là hạnh của Bồ Tát, chư Phật mà còn là nhân
của sự giải thoát, giác ngộ. Từ Bi chính là yếu chỉ của đạo Phật, là sứ mạng
của đạo Phật để ban vui cứu khổ cho chúng sanh còn chìm đắm trong sự u mê. Tâm
Từ Bi sẽ hóa giải được tất cả, cảm hóa được muôn loài và mang đến sự bình an
nơi tâm hồn. Một người có tâm từ bi luôn sống và hành động theo chánh đạo,
không mang đến những phiền não cho người khác. Sự có mặt của họ luôn mang đến
sự bình yên, đó là hào quang được lan tỏa làm cho mọi người và mọi vật cảm thấy
vui tươi, hạnh phúc.
Từ bi là mảnh đất màu mỡ để trí tuệ được nảy sinh. Bởi lẽ từ
bi là tâm địa không toan tính, tĩnh lặng mà hành đạo. Vì tâm không bị động
loạn, ở trạng thái tĩnh lặng nên trí tuệ từ đó phát khởi. Trí tuệ trong đạo
Phật không phải là sự hiểu biết đỉnh cao, thông minh, nhạy bén các pháp ở thế
gian, mà trí tuệ này có thể thấy được vạn vật xuyên qua không gian, thời gian
và không bao giờ mất đi.
Đức
Phật dạy “Lấy oán báo oán oán chất chồng. Lấy ân báo oán oán tiêu tan”. Đó xuất
phát từ lòng từ bi vô lượng của Đức Phật.
Với tâm từ bi, chúng ta sẽ không còn thấy sự oán thù, ganh
ghét mà biết cảm thông, hóa chuyển chúng để tự nó tiêu tan. Là một người Phật
tử, chúng ta biết về luật nhân quả, biết về nguồn gốc của sự hận thù do nợ vay
từ nhiều kiếp. Do đó, cách tốt nhất là dùng tâm từ bi, nhẫn nhục để hóa giải.
Chuyện kể về thời Đức Phật còn tại thế, Đề Bà Đạt Đa đã 3
lần hãm hại và nói xấu phật. nhưng vì tâm từ bi vô lượng, hiểu được do Đề Bà
Đạt đa bị vô mình che lấp nên Đức Phật không những không thù hận mà còn thương
xót ông. Cuối đời Đức Phật còn gọi đề tử truyền giảng một bài Pháp để Đề Bà Đạt
Đa ra đi thanh thản.
Nhận xét
Đăng nhận xét