Thềm biển
Thềm
biển là một bề mặt tương đối bằng phẳng, nằm ngang và hơi nghiêng được hình
thành từ các quá trình động lực của biển, hầu hết chúng là một bề mặt bóc mòn
sau đó được nâng lên khỏi tác động của sóng. Do đó, bề mặt này có thể nằm cao
hơn hoặc dưới mực nước biển hiện tại, tùy thuộc vào thời gian nó hình thành.
Bao quanh nó là một sườn dốc hơn về phía đất liền và một sườn dốc hơn thấp dần
về phía biển.
Do
tính chất bằng phẳng, nó thường được con người dùng làm nơi định cư.
Thềm
biển là một bậc địa hình tương đối bằng phẳng, hoặc nghiêng thoải về phía biển
tạo ra do sóng vỗ mài mòn trong thời gian mực nước biển dừng lại tương đối
trong quá trình biển thoái hoặc biển tiến.
Bề
rộng của thềm mài mòn tích tụ trên các cồn cát ven biển Miền Trung Việt Nam vài
km đến hàng chục km.
Thềm
biển trong Đệ tứ phân bố trên đất liền và dưới đáy biển có sự tương ứng theo tuổi
và sắp sếp theo quy luật ngược chiều: Trên đất liền thềm càng cao thì tuổi càng
cổ. Trên đáy biển thềm lục địa thềm biển càng sâu thì tuổi càng cổ.
Có
sự chênh lệch đáng kể giữa độ cao và độ sâu thềm biển cùng tuổi là do biên độ
biển tiến – biển thoái và chuyển động kiến tạo
Nhận xét
Đăng nhận xét