Krung điêng của người Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/54523
Người Cơ Tu (còn gọi là người Ca Tu, Gao, Hạ, Phương,
Ca-tang) là một dân tộc sống ở trung phần Việt Nam và Hạ Lào. Dân số người Cơ
Tu có khoảng trên 76 nghìn người. Tại Việt Nam người Cơ Tu là một trong số 54
dân tộc tại Việt Nam.
Người Cơ Tu nói tiếng Cơ Tu, một ngôn ngữ thuộc ngữ tộc
Môn-Khmer trong Hệ ngôn ngữ Nam Á.
Người Cơ tu có tổ chức capu hay tô, giống như họ của người
Việt, đó là những người có cùng một ông tổ chung, cùng dấu hiệu nhận nhau và
liên quan đến một huyền thoại hay một tập tục kiêng kỵ nhất định, đứng đầu cabu
là ta ko capu - có trách nhiệm giải quyết
các việc xảy ra trong capu hoặc giữa capu với làng.
Đàn ông Cơ tu cởi trần, đóng khố. Đàn bà cũng thường cởi trần,
chỉ buộc một mảnh vải như cái yếm che ngực, mặc váy ngắn đến gối. Nam và nữ Cơ
tu thường búi tóc, trên có gim những chiếc răng lợn, lông nhím hoặc que tre vót
nhọn, ở một số nơi cắt tóc ngắn, xén bằng ở trước trán kiểu mái tranh và có tục
xăm mình, xăm mặt với các hình vẽ đa dạng, ngoài ra một số nơi có tục cưa răng
cho thanh niên nam nữ đến tuổi trưởng thành kèm theo lễ đâm trâu. Phụ nữ Cơ tu
chuộng các loại trang sức như vòng tay, khuyên tai, vòng cổ ….
Hình thức hôn nhân một vợ một chồng và cư trú bên chồng, về
nguyên tắc là ngoại hôn, một chiều và dây chuyền. Tuy nhiên, còn những biểu hiện
của hôn nhân nguyên thuỷ (hôn nhân cướp đoạt; hôn nhân anh em chồng; hôn nhân
chị em vợ; đàn bà goá còn có thể ăn ở với bố chồng, cũng như con trai có thể ăn
ở với vợ lẽ của bố đẻ hoặc bố vợ khi bố đẻ hay bố vợ qua đời…). Chế độ phụ quyền
ở người Cơ tu đã khá vững chắc, người chủ gia đình, có quyền hành và được thừa
kế tài sản đều là đàn ông.
Trong đời sống hằng ngày của người Cơ tu, quan niệm về “vạn
vật hữu linh”, những tập tục kiêng cữ vẫn còn in đậm trong nếp nghĩ, được áp dụng
khá khắt khe trong sinh hoạt và sản xuất. Họ có những lễ tục liên quan đến tô
tem. Ngoài ra, người Cơ tu còn có các lễ tục thờ thần bản mệnh, ma thuật chữa bệnh,
ma thuật làm hại, lễ hội. Lễ đâm trâu có nguồn gốc từ tục hiến sinh cầu mùa xa
xưa. Lễ này có thể được tổ chức trong phạm vi gia đình, dòng họ và cả cộng đồng.
Bên cạnh đó, kho tàng văn nghệ dân gian của dân tộc Cơ tu độc đáo với nhiều bài
hát, điệu múa, bài thơ, truyện kể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác;
nghệ thuật điêu khắc và trang trí truyền thống cũng rất tinh xảo với những bức
vẽ, chạm khắc ở nhà gươl, những bức tượng khoả thân treo ở cổng làng hoặc những
bức tượng rất đa dạng phản ánh nhiều tâm trạng của con người ở xung quanh các
nhà mồ...
Title: Krung điêng của
người Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Authors: Hồ Viết
Hoàng
Keywords: Krung
điêng
Issue Date: 2017
Publisher: H.:ĐH
KHXV & NV
Description: 233 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/54523
Appears in Collections: USSH
- Dissertations
Nhận xét
Đăng nhận xét