Phong hóa

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18059
Phong hóa là quá trình phá hủy cơ học và phân giải hóa học các đá và quặng xẩy ra trên bề mặt Trái Đất dưới tác dụng của nước, nhiệt độ, khí oxy, khí carbonic và sinh vật.


Quá trình phong hóa không thể xẩy ra, hoặc xẩy ra không hoàn hảo và triệt để nếu như không có nước.
Nếu không có nước thì diện mạo bề mặt Trái Đất cũng giống như bề mặt Mặt Trăng và sao Hỏa hiện nay. Nước có tác dụng rửa lũa và hòa tan các khoáng vật, đồng thời là môi trường để cho các phản ứng hóa học xẩy ra làm biến đổi khoáng vật từ dạng này sang dạng khác.
Nhiệt độ tăng làm tăng tốc độ phản ứng.



Vì lẽ đó, trong khí hậu nhiệt đới ẩm, các đá bị phân hủy rất mãnh liệt và sâu sắc, các nguyên tố silic, kiềm, kiềm thổ bị rửa trôi chỉ còn lại sắt, nhôm và silic trong thạch anh.
Khí oxy trong khí quyển khi tiếp xúc với các khoáng vật có thể gây ra phản ứng oxy hóa, làm biến đổi các khoáng vật sulfur và các silicat chứa sắt.
Khí carbonic (CO2) là yếu tố làm tăng tính axit cho môi trường nước, thúc đẩy quá trình hòa tan khoáng vật. Ngoài ra, CO2 còn là tác nhân gây ra phản ứng carbonat hóa.
Vai trò của sinh vật thể hiện ở tác dụng giữ nước của lớp phủ thực vật, áp lực của rễ cây và khả năng tiết ra các axit ở một số loại thực vật.
Ngoài ra, một số vi sinh vật sống trong đất, đá cũng có thể tham gia vào các quá trình oxy hóa và quá trình khử.
Nguồn năng lượng để thực hiện quá trình phong hóa chủ yếu là năng lượng Mặt Trời mà Trái Đất nhận được.
Nguồn năng lượng này là vô tận, liên tục và dễ dàng chuyển hóa từ dạng nhiệt năng sang cơ năng, hóa năng, năng lượng sinh học và các dạng khác, vì vậy quá trình phong hóa cũng liên tục xẩy ra ở khắp nơi và rất đa dạng về cơ chế hình thành.
Tùy thuộc vào các yếu tố tác dụng lên đá và sản phẩm tạo thành, phong hóa được chia thành phong hóa vật lý và phong hóa hóa học.
Tuy nhiên, trong thực tế, hai quá trình này thường liên quan chặt chẽ và đi liền với nhau.

Title: Phong hóa
Authors: Đặng, Mai
Keywords: Phong hóa vật lý
Phong hóa hóa học
Sự biến đổi của khoáng vật trong quá trình phong hóa
Vỏ phong hóa
Issue Date: 2017
Publisher: H. : ĐHQGHN
Citation: 22 tr.
Abstract: Phong hóa là quá trình phá hủy cơ học và phân giải hóa học các đá và quặng xẩy ra trên bề mặt Trái Đất dưới tác dụng của nước, nhiệt độ, khí oxy, khí carbonic và sinh vật. Quá trình phong hóa không thể xẩy ra, hoặc xẩy ra không hoàn hảo và triệt để nếu như không có nước. Nếu không có nước thì diện mạo bề mặt Trái Đất cũng giống như bề mặt Mặt Trăng và sao Hỏa hiện nay. Nước có tác dụng rửa lũa và hòa tan các khoáng vật, đồng thời là môi trường để cho các phản ứng hóa học xẩy ra làm biến đổi khoáng vật từ dạng này sang dạng khác. Nhiệt độ tăng làm tăng tốc độ phản ứng. Vì lẽ đó, trong khí hậu nhiệt đới ẩm, các đá bị phân hủy rất mãnh liệt và sâu sắc, các nguyên tố silic, kiềm, kiềm thổ bị rửa trôi chỉ còn lại sắt, nhôm và silic trong thạch anh. Khí oxy trong khí quyển khi tiếp xúc với các khoáng vật có thể gây ra phản ứng oxy hóa, làm biến đổi các khoáng vật sulfur và các silicat chứa sắt. Khí carbonic (CO2) là yếu tố làm tăng tính axit cho môi trường nước, thúc đẩy quá trình hòa tan khoáng vật. Ngoài ra, CO2 còn là tác nhân gây ra phản ứng carbonat hóa. Vai trò của sinh vật thể hiện ở tác dụng giữ nước của lớp phủ thực vật, áp lực của rễ cây và khả năng tiết ra các axit ở một số loại thực vật. Ngoài ra, một số vi sinh vật sống trong đất, đá cũng có thể tham gia vào các quá trình oxy hóa và quá trình khử. Nguồn năng lượng để thực hiện quá trình phong hóa chủ yếu là năng lượng Mặt Trời mà Trái Đất nhận được. Nguồn năng lượng này là vô tận, liên tục và dễ dàng chuyển hóa từ dạng nhiệt năng sang cơ năng, hóa năng, năng lượng sinh học và các dạng khác, vì vậy quá trình phong hóa cũng liên tục xẩy ra ở khắp nơi và rất đa dạng về cơ chế hình thành. Tùy thuộc vào các yếu tố tác dụng lên đá và sản phẩm tạo thành, phong hóa được chia thành phong hóa vật lý và phong hóa hóa học. Tuy nhiên, trong thực tế, hai quá trình này thường liên quan chặt chẽ và đi liền với nhau.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18059
Appears in Collections:Thông tin địa chất và tài nguyên địa chất Việt Nam (LIC)

Files in This Item:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến