Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên
Gần
hai thập kỷ qua, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên vẫn kéo dài, chưa giải
quyết được, trở thành mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh khu vực. Sau các cuộc
đối đầu hạt nhân nhất là vào các năm 1998, 2002, giờ đây hoà bình khu vực lại
đang đứng trước một thách thức mới. Vậy đâu là nguyên nhân làm cho vấn đề này
chưa được giải quyết một cách triệt để và cuộc khủng hoảng hạt nhân trên Bán đảo
Triều Tiên vẫn đang là đề tài nóng bỏng trên trường chính trị thế giới trong những
năm qua.
Có
thể nói, xung quanh vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên có nhiều nguyên nhân,
trong đó nổi lên những nguyên nhân chính như:
Thứ
nhất: Nguyên nhân sâu xa trực tiếp của mọi vấn đề xung quanh vấn đề hạt nhân của
CHDCND Triều Tiên là: Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, Bán đảo Triều Tiên bị
chia cắt, Bắc Triều Tiên ảnh hưởng của Liên Xô, Mỹ chi phối phía Nam. Rồi cuộc
chiến tranh bùng nổ, kéo dài từ năm 1950 đến 1953, Mỹ là một bên ký Hiệp định
đình chiến, Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền lấy vĩ tuyến 38 làm
ranh giới. CHDCND Triều Tiên kiên định con đường Xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh
đạo của Đảng Lao động Triều Tiên. Sự có mặt của 45.000 quân Mỹ với các phương
tiện chiến tranh, căn cứ quân sự hiện đại trên lãnh thổ Hàn Quốc và các căn cứ
quân sự trong khu vực. Đồng thời, Mỹ luôn thường trực một toan tính xoá bỏ
CHDCND Triều Tiên, đã đặt CHDCND Triều Tiên vào tình trạng có thể xảy ra chiến
tranh bất cứ lúc nào. Vì vậy, không có con đường nào khác Triều Tiên phải tìm mọi
cách để tự bảo vệ mình và phát triển chương trình hạt nhân là ưu tiên hàng đầu.
Đó chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng hạt nhân này.
Thứ
hai: Sau khi Hiệp định khung năm 1994 được ký kết, việc thực thi Hiệp định
khung này không đạt được kết quả như mong muốn, do các bên chưa tin tưởng lẫn
nhau và thiếu nghiêm túc chấp hành các điều khoản của Hiệp định. Mỹ không chỉ
ngừng việc cung cấp 50 vạn tấn dầu diesel mà còn chậm trễ trong việc xây dựng
lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ ở CHDCND Triều Tiên. Sau khủng hoảng hạt nhân
1998, Mỹ công khai cảnh giác với vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và tìm mọi
cách ngăn cản nước này có thể sản xuất và đưa vào thử nghiệm tên lửa có tầm bắn
trên 3000 km. Mỹ lo ngại sau khi được giúp xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân nước
nhẹ, CHDCND Triều Tiên có thể lợi dụng để luyện nhiên liệu chế tạo vũ khí hạt
nhân. Vì thế, Mỹ đã thay đổi việc giúp CHDCND Triều Tiên xây dựng lò phản ứng hạt
nhân nước nhẹ thành nhà máy nhiệt điện khiến CHDCND Triều Tiên hết sức bất
bình. Bên cạnh đó, sau khi ký Hiệp định khung, Mỹ vẫn không từ bỏ cấm vận đối với
CHDCND Triều Tiên, làm cho hai nước tiếp tục ở tình trạng chiến tranh lạnh. Từ
năm 1996, Mỹ không ngừng tố cáo CHDCND Triều Tiên phổ biến kỹ thuật tên lửa và
phát triển tên lửa tầm xa. Sau khi lên nắm chính quyền, Tổng thống G. Bush đã
áp dụng chính sách cứng rắn đối với Bình Nhưỡng, khiến quan hệ hai nước ngày
càng xấu đi, đặc biệt từ sau sự kiện 11-9-2001, và sau đó trong Thông điệp Liên
bang đầu năm 2002, Tổng thống Mỹ - G.Bush đã liệt CHDCND Triều Tiên vào trục ma
quỷ cùng với Iran và Irắc. Mỹ tuyên bố sẵn sàng sử dụng đòn phủ đầu đối với
CHDCND Triều Tiên, khiến Hiệp định khung về hạt nhân giữa hai nước hoàn toàn bị
phá vỡ. Ngoài ra, một số điều khoản khác của Hiệp định khung cũng không được thực
hiện một cách nghiêm túc như việc CHDCND Triều Tiên đã bí mật khôi phục chương
trình hạt nhân. Có thể nói, việc không thực thi đúng các điều khoản của Hiệp định
khung là nguyên nhân tiềm ẩn đã dẫn đến khủng hoảng hạt nhân này.
Thứ
ba: Sự đối kháng chiến lược giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên là do mâu thuẫn về lợi
ích chiến lược tích tụ lâu ngày giữa hai bên. Cả hai bên đều dùng con bài hạt
nhân, trước hết là nhằm duy trì và phát huy chiến lược toàn cầu của mình, trong
đó khống chế Châu Âu và Châu Á – Thái Bình Dương là mục tiêu chủ yếu do vị trí
địa – chính trị bán đảo Triều Tiên chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến
lược mới ở Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Trong cách nhìn của Mỹ, từ Bán đảo
Triều Tiên đến Tây Á, đây là vùng tranh chấp và giành quyền khống chế của các lực
lượng trên thế giới. Cùng với Irắc, thì CHDCND Triều Tiên là điểm đứng chân để
Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu. Vì vậy, việc CHDCND Triều Tiên phát triển hạt
nhân, bán kỹ thuật hạt nhân cho các quốc gia thù địch của Mỹ là điều Mỹ không
thể chấp nhận được.
Mời
các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn cùng chủ đề “Vấn đề hạt nhân trên
bán đảo Triều Tiên”
Tác
giả: Phó Thị Huyền Trang
Luận
văn khái quát bối cảnh quốc tế và tình hình bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh
lạnh: lịch sử chương trình hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên
(CHDCND Triều Tiên), cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Giới
thiệu chiến lược và tiến triển phát triển chương trình hạt nhân của nước này.
Title:
Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên: Luận văn ThS Quốc tế học: 60.31.40 | |
Authors: | Nguyễn, Thanh Hiền, Người hướng dẫn Phó, Thị Huyền Trang |
Keywords: | Hạt nhân Quan hệ quốc tế Triều Tiên |
Issue Date: | 2007 |
Publisher: | ĐHKHXH & NV |
Abstract: | 143 tr. + CD-ROM Khái quát bối cảnh quốc tế và tình hình bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh lạnh: lịch sử chương trình hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên), cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Giới thiệu chiến lược và tiến tr (...) Electronic Resources Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế -- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007 |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/36511 |
Appears in Collections: | USSH - Master Theses |
Nhận xét
Đăng nhận xét