Thay đổi trong đời sống gia đình "Người Tây Nguyên" hiện nay



Vùng Tây Nguyên, một thời gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. 


Tây Nguyên là một trong 3 tiểu vùng của miền trung Việt Nam. Tây Nguyên cùng với Bắc Trung Bộ Việt Nam và Nam Trung Bộ Việt Nam hợp thành miền trung của Việt Nam.
Cùng với các chương trình đầu tư của Chính phủ dành cho địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong 3 năm trở lại đây, dự án cấp điện cho các thôn, buôn tại 5 tỉnh Tây Nguyên đã đưa nguồn điện quốc gia đến với đồng bào vùng sâu, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội, nâng cao đời sống đồng bào.


Buôn làng của người Tây Nguyên không chỉ là lãnh thổ cư trú mà còn là không gian văn hóa tộc người . Ở đây, khái niệm không gian văn hóa tộc người được hiểu là một chỉnh thể không gian cho phép một cộng đồng sinh tồn và sáng tạo, tiếp nhận, thực hành, trao truyền các giá trị đặc trưng của tộc người mà cộng đồng đó thuộc về. Trước thời thuộc địa, làng (bon), là đơn vị xã hội cơ bản và duy nhất ở Tây Nguyên. Với người Tây Nguyên, ý thức về làng thậm chí còn đậm hơn ý thức về cộng đồng tộc người. Mặt khác, các đặc trưng của văn hóa tộc người được phản ánh trong không gian của các làng. Vì buôn làng chính là môi trường nuôi dưỡng văn hóa tộc người, cho nên, không gian buôn làng cũng đồng thời là không gian văn hóa tộc người.


Về mặt cấu trúc, không gian buôn làng được hình thành bởi 4 yếu tố có mối quan hệ tương hỗ:
Không gian sinh kế: là nơi cung cấp các nguồn lợi tự nhiên (đất, nước, khoáng sản, hệ thực vật và động vật...) mà con người có quyền tiếp cận, khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn. Trong quá trình tương tác và thích nghi với không gian sinh kế, con người không ngừng tích lũy tri thức về thế giới tự nhiên và định hình nên các khuôn mẫu văn hóa, gọi là lõi văn hóa, quyết định sự tồn tại của một cộng đồng . Có thể nói, những thay đổi trong không gian sinh kế tất yếu kéo theo những biến đổi sâu sắc trong sinh hoạt cộng đồng;
Không gian cư trú: là nơi ở và sinh hoạt của các hộ gia đình trong cộng đồng. Nói đến không gian cư trú là nói đến phong cách kiến trúc, loại hình gia đình và những nguyên tắc được đặt ra như: hình thức thừa kế và phân chia tài sản, chức năng giới, hình thức lựa chọn đối tượng hôn nhân (đối tượng phối ngẫu) và cư trú sau hôn nhân, hình thức hợp tác giữa các gia đình cùng huyết thống...


Không gian sinh hoạt cộng đồng: là nơi diễn ra các sinh hoạt chung của cộng đồng, có chức năng thúc đẩy quá trình xã hội hóa cá nhân, nâng cao sự gắn kết xã hội, đồng thời duy trì tính liên tục của văn hóa cộng đồng.
Không gian sinh hoạt tâm linh: là nơi con người tổ chức các sinh hoạt tín ngưỡng, tạo nên sự giao tiếp giữa thế giới thực với thế giới tâm linh. Các quan niệm và sinh hoạt gắn liền với không gian tâm linh có chức năng điều tiết hành vi của con người. Đồng thời, thực hiện vai trò duy trì và trao truyền các kĩ năng, các giá trị văn hóa giữa các thế hệ trong một cộng đồng. Bởi, mỗi sự kiên tâm linh, ngoài ý nghĩa tín ngưỡng, còn là một cơ hội để các thành viên trong cộng đồng trình diễn những gì được cho là tốt đẹp nhất, tinh túy nhất trong vốn văn hóa của họ.
Dĩ nhiên, việc phân loại không gian buôn làng chỉ có ý nghĩa tương đối. Trên thực tế, mỗi thành tố có thể đảm nhận nhiều chức năng khác nhau. Chẳng hạn, trong một buôn Ê đê, khi một gia đình tổ chức lễ hiến sinh, thì ngôi nhà đó ngoài là điểm cư trú, còn là không gian nghi lễ và không gian cộng đồng.
Mời các bạn quan tâm đến đề tài tham khảo bài viết cùng chủ đề “Thay đổi trong đời sống gia đình "Người Tây Nguyên" hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Hòa tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/24338

Nhận xét

Bài đăng phổ biến