Sách gia huấn và vấn đề giáo dục gia đình theo quan niệm của các nhà Nho Việt Nam
Được
ví như cái nước nhỏ, Nho giáo cho rằng, gia đình có vị trí quan trọng trong sự ổn
định của xã hội. Vì vậy, những hành vi ứng xử và giao tiếp của mỗi thành viên
trong gia đình được Nho giáo quy định chặt chẽ, phụ thuộc vào danh phận mỗi người.
Những quy định này, nếu loại bỏ những yếu tô bảo thủ, mất dân chủ thì cho đến
nay, vẫn còn có giá trị. Do đó, kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về
gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện
thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc
làm cần thiết.
Khác
với các học thuyết triết học Phương Tây, triết học phương Đông nói chung và đặc
biệt là Nho giáo nói riêng, luôn xem xét con người trong tổng hòa các mối quan
hệ xã hội. Ở Nho giáo, chúng ta thấy, không tồn tại một con người cá nhân, một
cái tôi tách khỏi xã hội. Chính việc nhìn nhận con người trong các mối quan hệ
xã hội đã giúp Nho giáo đề ra được những giải pháp bình ổn xã hội.
Theo
quan niệm Nho giáo, mọi người trong xã hội đều bị trói buộc bởi năm mối quan hệ
tự nhiên. Đó là quan hệ cha - con, vợ - chồng, anh - em, vua - tôi, bạn - bè.
Năm mối quan hệ này phản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực là quan hệ gia
đình và quan hệ xã hội. Trong xã hội phong kiến, mối quan hệ gia đình được củng
cố bằng chế độ tông pháp và chế độ gia trưởng, còn các quan hệ xã hội thì được
duy trì bởi chế độ chính trị đẳng cấp. Đi cùng với các mối quan hệ đó là những
yêu cầu giao tiếp bắt buộc mà mỗi thành viên trong xã hội phải thực hiện.
Tương
ứng với mỗi quan hệ, Nho giáo đặt ra những yêu cầu mang tính quy phạm đạo đức
và được pháp luật ngầm bảo trợ. Tất cả những mối quan hệ trên và các phương thức
ứng xử hội tương ứng với nó, theo Nho giáo, là cái trời đã định sẵn cho con người.
Đã là gia đình thì phải có vợ - chồng, cha - con, anh - em. Trong gia đình thì
vợ - chồng phải hòa thuận, phu xướng thì vợ phải tùy, là cha - con thì cha phải
hiền từ biết thương yêu và nuôi dạy con cái, biết làm gương cho con cái học tập.
Ngược lại, phận làm con phải biết ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha
mẹ, biết hiếu thuận với cha mẹ. Đã là anh em thì phải biết đoàn kết, thương yêu
đùm bọc lẫn nhau, là anh chị thì phải biết nhường nhịn, thương yêu, là em thì
phải biết nghe lời và lễ phép với anh chị. Trong quan hệ xã hội, Nho giáo đòi hỏi
trước hết phải có lòng trung thành trong quan hệ vua tôi và trên dưới. Người dưới
phục vụ người trên phải lấy chữ trung làm đầu. Kẻ trên đối xử với kẻ dưới phải
lấy chữ nhân làm đầu, phải biết giữ lễ và phải có lòng tín thật. Xét chung
trong mọi mối quan hệ, Nho giáo yêu cầu mỗi cá nhân phải lấy mình làm mốc mà
yêu cầu đối với người. Cái gì mình muốn thì cũng làm hết lòng cho người khác và
ngược lại, cái gì mình ghét thì cũng đừng đem lại cho người khác.
Bên
cạnh đó, Nho giáo còn quan niệm rằng, mọi sự bất ổn trong xã hội đều có nguyên
nhân từ việc ứng xử không tốt các mối quan hệ xã hội. Để bảo đảm sự ứng xử được
đúng, Nho giáo yêu cầu mỗi người phải làm tết vai trò của mình. Vai trò đó được
xác định bởi danh phận của mỗi người do xã hội quy định. Đó là phận làm vua, phận
làm tôi, phận làm cha, phận làm con.... Danh phận của mỗi người quy định cách ứng
xử của họ. Cách ứng xử theo danh phận Nho giáo gọi là lễ. Theo Nho giáo, nếu
trong xã hội mỗi người đều làm tất bổn phận của mình thì xã hội sẽ thái bình. Nếu
xã hội thái bình thì mọi người ai cũng được an cư lạc nghiệp. Khi đó tất cả những
người già cả, trẻ nhỏ và những người cô quả sẽ được mọi thành viên trong xã hội
quan tâm giúp đỡ. Cảnh tranh giành và chém giết nhau vì cái lợi sẽ không còn. Để
làm được điều đó, Nho giáo đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của gia đình.
Nho
giáo cho rằng, gia đình chính là một cái nước nhỏ. Vì thế, nếu "một nhà
nhân hậu thì cả nước nhân hậu. Một nhả lễ nhượng thì cả nước ăn ở đều có lễ nhượng.
Một người tham lam thì cả nước bị rối loạn" (Đại học, chương IX). Do đó, một
xã hội muốn thanh bình thì trước hết cần phải có những gia đình hòa thuận. Gia
đình hòa thuận là gia đình mà mọi thành viên luôn quan tâm đến nhau, chăm lo
cho nhau. Trong gia đình đó, vợ chồng sống hòa thuận thương yêu nhau, cùng nhau
chăm lo nuôi dưỡng dạy dỗ con cái nên người. Cha mẹ phải luôn giữ gìn lời ăn tiếng
nói cũng như tác phong làm việc của mình để làm tấm gương cho con cái noi theo.
Ngược lại, con cái phải luôn hiếu kính với ông bà, cha mẹ, biết phụng dưỡng
chăm sóc ông bà, cha mẹ, biết làm cho ông bà, cha mẹ được rạng rỡ và không làm
việc gì khiến cho ông bà, cha mẹ phải tủi hổ với hàng xóm láng giềng. Một gia
đình hoà thuận còn là một gia đình mà anh em biết bảo ban nhau cùng tiến bộ, biết
thương yêu đùm bọc lẫn nhau, biết em ngã thì chị nâng.
Mời
các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn có cùng chủ đề “Sách gia huấn và
vấn đề giáo dục gia đình theo quan niệm của các nhà Nho Việt Nam” của tác giả Đỗ
Thị Hảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/24596
Nhận xét
Đăng nhận xét