Dự án bảo tồn nhà kiểu truyền thống dân gian Việt Nam



Quá trình phát triển nền kiến trúc cổ Việt Nam gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Những công trình kiến trúc cổ hầu hết được xây dựng trong thời kỳ phong kiến - chủ yếu là trước thế kỷ 19. Dù là công trình nhỏ bé như kiến trúc dân gian hoặc đồ sộ, phức tạp như kiến trúc cung đình, vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương đã được khai thác và sử dụng phổ biến và rộng khắp: tranh, tre, nứa, lá, gỗ, đá..., sau này còn có các vật liệu khác như gạch, ngói, sành, sứ... Hệ thống kết cấu khung cột, vì kèo và các loại xà đều có quy định thống nhất về kích thước, tương quan về tỷ lệ và qua đó, những nghệ nhân trước đây đã sáng tạo ra một thức kiến trúc riêng biệt trong kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam.



Trải qua nhiều triều đại, nhiều thế kỷ với bao thăng trầm lịch sử, đến ngày nay các công trình đã trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa để tồn tại, một số còn giữ được cốt cách nguyên sơ song cũng có nhiều công trình bị pha tạp do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên, những công trình này vẫn là dấu tích cụ thể ghi lại chặng đường sáng tạo và lao động nghệ thuật, mang dấu ấn lịch sử dân tộc rất rõ nét.


Ở Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những cách xây dựng nhà ở với hình thức và tổ chức công năng khác nhau, nó đặc trưng cho nền văn hóa, khí hậu, địa hình, thói quen canh tác, lao động sản xuất và phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Nhưng do giao thoa về văn hóa, tiếng nói, chữ viết, nên nhiều dân tộc cũng có cách tổ chức không gian nhà ở tương đối giống nhau, hoặc khai thác kinh nghiệm của tộc người khác để sáng tạo không gian nhà ở cho tộc mình


Mời các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn có cùng chủ đề “Dự án bảo tồn nhà kiểu truyền thống dân gian Việt Nam” của nhóm tác giả Chang Mark, Hiromichi Tomoda, Yukimasa Yamada tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/24236









Nhận xét

Bài đăng phổ biến