Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam



Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.


Thứ nhất, về nguồn của chứng cứ.
Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định khá rõ chứng cứ được thu thập từ các nguồn: (1) Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; (2) Vật chứng; (3) Lời khai của đương sự; (4) Lời khai của người làm chứng; (5) Kết luật giám định; (6) Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; (7) Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; (8) Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập; (9) Văn bản công chứng, chứng thực; (10) Các nguồn khác mà pháp luật quy định.


Thứ hai, về xác định chứng cứ
Trên cơ sở kế thừa Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2011, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định các tài liệu sau đây được coi là chứng cứ của vụ việc dân sự: (1) Tài liệu đọc được nội dung là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyên cung cấp, xác nhận; (2) Tài liệu nghe được, nhìn được được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản của sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó; (3) Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng cứ điện tử, thu điện tử, điện tín, điện báo, Fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; (4) Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc; (5) Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định hoặc khai bằng lời tại phiên tòa; (6) Kết luận giám định nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định; (7) Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định; (8) Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định; (9) Văn bản ghi nhận, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định như vi bằng của Thừa phát lại; (10) Văn bản công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định; (11) Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.
Thứ ba, giao nộp tài liệu, chứng cứ
Giao nộp tài liệu, chứng cứ là quyền và nghĩa vụ của đương sự, việc giao nộp tài liệu, chứng cứ là một trong những nội dung quan trọng của tranh tụng cho nên đương sự phải giao nộp đầy đủ và công khai các tài liệu, chứng cứ, trừ trường hợp quy định được giũ bí mật. Xuất phát từ quan điểm đó, Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định như sau:
+ Đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án: (1) Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự phải giao nộp tài liệu, chứng cứ liên quan; (2) Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Đương sự phải giao nộp, nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập để giải quyết vụ việc dân sự.
+ Thủ tục giao nộp tài liệu, chứng cứ: (1) Đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ thì Tòa án phải lập biên bản; (2) Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian ghi nhận, chữ ký hoặc điểm chỉ của ngươi giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án; (3) Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.
+ Đương sự giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
+ Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ: (1) Do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; (2) Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp chứng cứ: trường hợp, Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó; Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.
+ Gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác: Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; trừ tài liệu chứng cứ được giữ bí mật theo luật định hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.
Thứ tư, xác minh, thu thập chứng cứ
Để phù hợp với mô hình tố tụng “xét hỏi kết hợp tranh tụng”, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định rõ ràng quyền thu thập chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chuẩn bị nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đồng thời quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người tiến hành tố tụng đối với việc xác minh, thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm có đủ căn cứ khi giải quyết vụ việc dân sự, cụ thể:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến