Đại xá và đặc xá trong Luật hình sự Việt Nam
Ân
xá là đặc ân của nhà nước trong việc miễn giảm trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt
với người phạm tội, thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước ta với những người
phạm tội, mở ra cho những người phạm tội khả năng ăn năn hối cải, cải tạo, giáo
dục trở thành người có ích cho xã hội và nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.
Ân
xá được thực hiện với 2 hình thức là đại xá và đặc xá.
Đại xá
|
Đặc xá
|
|
Căn cứ pháp lý
|
Chưa có văn bản quy định cụ thể.
|
Luật Đặc xá 2007
|
Khái niệm
|
Sự khoan hồng của Nhà nước do Quốc hội quyết định nhằm tha
tội hoàn toàn và triệt để cho một số loại tội phạm nhất định đối với hàng
loạt người phạm tội nhân sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất
nước.
|
Sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết
định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung
thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp
đặc biệt
|
Bản chất
|
Tha, miễn hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt cho một số
loại tội phạm hoặc một loạt người phạm pháp nhất định đã hoặc chưa bị truy
tố, xét xử, thi hành án.
|
Miễn toàn bộ hoặc một phần hình phạt hoặc giảm nhẹ hình
phạt, kể cả miễn trách nhiệm hình sự hoặc xóa án đối với một hoặc một số
người nhất định hoặc một số đông người đang chấp hành hình phạt, trong trường
hợp họ lập được công lớn hoặc đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.
|
Thời gian thực hiện
|
Thường vào những dịp quan trọng trong đời sống chính trị
của đất nước.
|
Nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc như ngày
02/9 hay 30/4…hàng năm
|
Thẩm quyền thực hiện
|
Quốc hội
|
Chủ tịch nước
|
Đối tượng áp dụng
|
Người phạm tội trong giai đoạn đã hoặc chưa bị truy tố,
xét xử, thi hành án.
|
Người phạm tội trong giai đoạn đã bị kết án tù hoặc tử
hình.
|
Giai đoạn áp dụng
|
Từ giai đoạn tố tụng đến giai đoạn thi hành án hình sự
|
Chỉ áp dụng từ giai đoạn thi hành án hình sự.
|
Nội dung
|
Thông thường căn cứ vào tình hình kinh tế chính trị cũng
như diễn biến tội phạm trong từng thời kỳ mà Quốc hội quyết định đại xá cho
những hành vi phạm tội hay loại tội phạm nào.
|
Theo yêu cầu (có đơn) của người bị kết án.
Việc xét đặc xá bao gồm xét đặc xá tha tù và xét ân giảm
án tử hình.
|
Hậu quả pháp lý
|
Người được đại xá sẽ là người không có tội và cũng sẽ
không có án tích trong lý lịch tư pháp của mình.
|
Người được đặc xá sẽ được miễn chấp hành phần hình phạt
còn lại nhưng không được xóa án tích ngay và vẫn có tiền án trong lí lịch tư
pháp.
|
Đại
xá và đặc xá có ý nghĩa lớn về mặt chính trị – xã hội, thể hiện chính sách nhân
đạo của Nhà nước đối với những người phạm tội về hình sự. Đại xá là quyền của
Quốc hội, đặc xá là quyền của Chủ tịch nước do Hiến pháp 1992 quy định. Tuy
nhiên, hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể về đặc xá và đại xá. Qua nghiên cứu,
chúng tôi xin nêu một vài nét cơ bản để phân biệt đại xá và đặc xá.
Đại xá được hiểu là một biện pháp khoan hồng
của Nhà nước nhằm tha tội hoàn toàn và triệt để cho một số loại tội phạm nhất định
đối với hàng loạt người phạm tội. Quốc hội có thẩm quyền ban hành quyết định đại
xá, thường vào những dịp quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. Còn
đặc xá cũng là một biện pháp khoan hồng của Nhà nước nhưng do Chủ tịch nước thực
hiện, có tác dụng tha tội hoặc giảm án cho phạm nhân nào đó (như giảm án tử
hình xuống án tù chung thân cho người bị kết án tử hình xin ân giảm) hoặc
cho những phạm nhân thỏa mãn những điều
kiện nhất định (như điều kiện về thái độ cải tạo, nhân thân, thời gian thụ
án...). Đặc xá thường được ban hành nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân
tộc như ngày 2.9 hoặc 30.4 hàng năm.
Từ khái niệm trên cho thấy, đại xá và đặc
xá có sự khác nhau rất rõ ràng về thẩm quyền, nội dung, phạm vi và hậu quả pháp
lý.
Về mặt thẩm quyền, theo quy định của Hiến
pháp nước ta thì chỉ có Quốc hội mới có quyền quyết định đại xá (khoản 10 Điều
84) còn đặc xá lại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước được quy định tại khoản
12 Điều 103 Hiến pháp 1992. Tuy đều là biện pháp khoan hồng của nhà nước đối với
người phạm tội nhưng đại xá có ý nghĩa chính trị to lớn hơn so với đặc xá.
Về nội dung, thông thường căn cứ vào tình
hình kinh tế chính trị cũng như diễn biến tội phạm trong từng thời kỳ mà Quốc hội
quyết định đại xá cho những hành vi phạm tội hay loại tội phạm nào. Người phạm
tội thực hiện những hành vi được nêu trong văn bản đại xá thì dù đang ở giai đoạn
điều tra, truy tố hay xét xử đều được miễn trách nhiệm hình sự; Nếu đã bị tuyên
hình phạt, đang chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn
lại và được xóa án tích; Nếu đã chấp hành xong hình phạt hay các quyết định
khác của Tòa án thì được xóa án tích.
Trong
khi đó, việc đặc xá được xem xét cụ thể theo yêu cầu (có đơn) của người bị kết
án hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, thậm chí có những trường hợp theo yêu cầu
của người nước ngoài. Việc xét đặc xá bao gồm xét đặc xá tha tù và xét ân giảm
án tử hình, có nghĩa là đối tượng được xét đặc xá phải là những người đang thi
hành án phạt tù tại các trại giam hoặc phân trại quản lý phạm nhân; Người bị kết
án tử hình có đơn xin ân giảm gửi Chủ tịch nước. Chế định đặc xá nhằm khuyến
khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng cải tạo tốt, nhanh
chóng hòa nhập với cộng đồng, trở thành con người có ích cho xã hội. Ý nghĩa
chính trị của đặc xá tuy có hạn chế hơn so với đại xá nhưng nó phúc đáp kịp thời
yêu cầu thực tiễn trong hoạt động đối nội và đối ngoại của Nhà nước ta.
Một điểm quan trọng nữa để phân biệt giữa
hoạt động đại xá và đặc xá là đại xá là sự xá miễn được áp dụng đối với một hoặc
một số hành vi phạm tội nhất định, theo đó, hàng loạt người đã thực hiện hành
vi được xác định trong quyết định đại xá sẽ được tha, miễn trách nhiệm hình sự.
Điều đó có nghĩa đại xá được thi hành rộng rãi, tuy nhiên, vẫn có loại trừ một
số tội phạm nguy hiểm mà nếu tha sẽ ảnh hưởng lớn đến trật tự xã hội và an ninh
quốc gia. Còn đặc xá được áp dụng với trường hợp người phạm tội cụ thể, căn cứ
vào tình hình thực tiễn Chủ tịch nước đưa ra tiêu chuẩn của từng đợt đặc xá, dựa
vào đó người đang chấp hành hình phạt tù làm đơn xin được xét đặc xá hoặc cơ
quan tổ chức hữu quan đề nghị lập thành danh sách cụ thể trình Chủ tịch nước
quyết định. Do vậy, phạm vi của đặc xá hẹp
hơn so với đại xá.
Quyết định đặc xá và đại xá sẽ dẫn đến
hai hậu quả pháp lý khác nhau, đó là thời gian xóa án tích cho người phạm tội.
Đối với hành vi phạm tội được đại xá thì dù đang ở trong giai đoạn nào từ điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án đều được tha tội hoàn toàn, có nghĩa sẽ được
trả tự do ngay, phục hồi toàn bộ quyền công dân và được coi như không phạm tội.
Người được đại xá sẽ là người không có tội và cũng sẽ không có án tích trong lý
lịch tư pháp của mình. Còn quyết định đặc xá thì chỉ tính trong giai đoạn đang
thi hành án phạt tù và người được đặc xá sẽ được miễn chấp hành phần hình phạt
còn lại nhưng không được xóa án tích ngay như người được quyết định đại xá và vẫn
có tiền án trong lí lịch tư pháp. Thời gian tính để xóa án tích cho những người
được đặc xá theo quy định của Bộ luật hình sự bắt đầu từ thời điểm được đặc xá
Mời
các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn cùng chủ đề “Đại xá và đặc xá
trong Luật hình sự Việt Nam” của tác giả Đặng
Anh Tuấn tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23602
Title:
Đại xá và đặc xá trong Luật hình sự Việt Nam | |
Other Titles: | General amnesty and special amnesty in Vietnam Criminal Law |
Authors: | Đặng, Anh Tuấn |
Keywords: | Luật và pháp chế Luật hình sự Đặc xá |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Description: | 103 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23602 |
Appears in Collections: | Luận văn - Luận án (LIC) |
Nhận xét
Đăng nhận xét