Nghiên cứu biến tính bùn đỏ Tân Rai làm vật liệu xử lý một số kim loại nặng và anion độc hại trong môi trường nước

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/61101
Từ khoá
Ô nhiễm, Khía cạnh môi trường, Kim loại nặng
Trích dẫn
Phạm, T. M. H. (2017). Nghiên cứu biến tính bùn đỏ Tân Rai làm vật liệu xử lý một số kim loại nặng và anion độc hại trong môi trường nước. Luận án tiến sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam
Trong bộ sưu tập: HUS - Dissertations
Đã nghiên cứu xử lý bùn đỏ Tây Nguyên làm vật liệu hấp phụ với phương pháp trung hòa bằng axit (RMA) và rửa nước đến pH 7 (RMW) sau đó biến tính nhiệt. Qua các kết quả khảo sát hấp phụ của vật liệu biến tính với các ion As(V), Pb(II), NH4+, NO2- đã làm sáng tỏ sự chuyển pha, thay đổi thành phần và cơ chế hấp phụ. Các thành phần oxit/hidroxit kim loại trong bùn đỏ đã biến tính có ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ của các ion trong môi trường nước. - Nghiên cứu khả năng hấp phụ của các dạng oxit/hidroxit sắt được tách từ bùn đỏ bằng cách sử dụng kiềm để loại bỏ nhôm và các oxit kim loại tan trong kiềm (vật liệu RM-Fe). Vật liệu sau khi tách bỏ nhôm dư được xử lý nhiệt để nghiên cứu sự chuyển dạng của các oxit/hidroxit sắt. Kết quả khảo sát hấp phụ với các loại vật liệu tách bỏ nhôm dư (RM-Fe) cho thấy nó có khả năng hấp phụ cao với các ion khảo sát As(V), Pb(II), NH4+, NO2- đặc biệt đối với As(V), đó là đặc trưng của các vật liệu hấp phụ chứa oxit/hidroxit sắt.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến