Những thay đổi trong đào tạo giáo viên tại Nhật Bản

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/57406



Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, cùng với việc sắp xếp lại hệ thống giáo dục quốc dân, Nhật bản đã có những cải cách căn bản đối với hệ thống đào tạo giáo viên: các trường sư phạm truyền thống được sắp xếp lại trong các trường đại học quốc lập, mỗi tỉnh có ít nhất một trường đại học quốc lập có khoa giáo dục. 

Hệ thống đào tạo giáo viên mới được xây dựng có ba đặc diểm cơ bản là:
(1). Tiến hành trong các cơ sở giáo dục đại học;
(2). Là hệ thống mở, và
(3). Dựa trên hệ thống chứng chỉ. Hệ thống đào tạo này đã đáp ứng nhân lực về giáo dục cho sự phát triển sau chiến tranh.
Đáp ứng các yêu cầu thời đại và xã hội Nhật Bản đầu thế kỷ XXI, Nhật Bản đã công bố các văn kiện trình bày về đào tạo giáo viên và hệ thống chứng chỉ dạy học trong tương lai.
Trong các văn kiện này, các nguyên tắc “đào tạo giáo viên trong các trường đại học” và “đào tạo giáo viên trong một hệ thống mở” tiếp tục được duy trì với những cải tiến cần thiết để đáp ứng các yêu cầu hiện nay.
Ba biện pháp được đưa ra là:
(1). Cải tiến các tiêu chuẩn chất lượng trong các chương trình đào tạo giáo viên, (2). Xây dựng các chương trình đào tạo giáo viên ở trình độ sau đại học và
(3). Đưa ra hệ thống mới về gia hạn chứng chỉ dạy học


Title: Những thay đổi trong đào tạo giáo viên tại Nhật Bản
Authors: Mai, Quang Huy
Keywords: Giáo viên;chứng chỉ dạy học;phẩm chất và năng lực;Nhật Bản
Issue Date: 2014
Publisher: H. : ĐHQGHN
Series/Report no.: Vol. 30, No. 1;
Abstract: Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, cùng với việc sắp xếp lại hệ thống giáo dục quốc dân, Nhật bản đã có những cải cách căn bản đối với hệ thống đào tạo giáo viên: các trường sư phạm truyền thống được sắp xếp lại trong các trường đại học quốc lập, mỗi tỉnh có ít nhất một trường đại học quốc lập có khoa giáo dục. Hệ thống đào tạo giáo viên mới được xây dựng có ba đặc diểm cơ bản là: (1). Tiến hành trong các cơ sở giáo dục đại học; (2). Là hệ thống mở, và (3). Dựa trên hệ thống chứng chỉ. Hệ thống đào tạo này đã đáp ứng nhân lực về giáo dục cho sự phát triển sau chiến tranh. Đáp ứng các yêu cầu thời đại và xã hội Nhật Bản đầu thế kỷ XXI, Nhật Bản đã công bố các văn kiện trình bày về đào tạo giáo viên và hệ thống chứng chỉ dạy học trong tương lai. Trong các văn kiện này, các nguyên tắc “đào tạo giáo viên trong các trường đại học” và “đào tạo giáo viên trong một hệ thống mở” tiếp tục được duy trì với những cải tiến cần thiết để đáp ứng các yêu cầu hiện nay. Ba biện pháp được đưa ra là: (1). Cải tiến các tiêu chuẩn chất lượng trong các chương trình đào tạo giáo viên, (2). Xây dựng các chương trình đào tạo giáo viên ở trình độ sau đại học và (3). Đưa ra hệ thống mới về gia hạn chứng chỉ dạy học
Description: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Nghiên cứu Giáo dục ; Tập 30, Số 1 (2014) ; tr. 43-51
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/57406
Appears in Collections:Education Research


Nhận xét

Bài đăng phổ biến